Ngày 5/10,ưởnghensuyễnhóamảnhhạtđiềutrongđáyphổbilibili BS. CKI Phan Tuấn Trọng, khoa Cấp Cứu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết bà Ngọc nhập viện trong tình trạng khó thở, sốt kèm ho đờm. Bác sĩ kiểm tra phổi bằng ống nghe ghi nhận tiếng rít ở vùng phổi phải, nghi ngờ dị vật.
Chụp CT ghi nhận phổi phải của bệnh nhân có mảng viêm lớn, tràn ít dịch, tắc hoàn toàn nhánh phế quản phải do dị vật gây ra. Chỉ số bạch cầu trong máu tăng cao, oxy máu giảm nhẹ. Kết quả cấy mủ cho thấy viêm phổi do tụ cầu Staphylococcus Aureus, bác sĩ chẩn đoán nhiễm trùng phổi.
Để nội soi phế quản gắp dị vật an toàn, bác sĩ cho bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm, thở oxy điều trị viêm phổi, tràn dịch màng phổi, ổn định thể trạng.
Hai ngày sau, bác sĩ dùng ống nội soi mềm đưa vào nhánh phế quản phải, hút toàn bộ dịch ra khỏi phổi. Khi tiếp cận phế quản thùy dưới, ê kíp nội soi gắp ra một mảnh nhỏ gần 1 cm, có màu trắng, là một mảnh hạt điều. Sau thủ thuật, bệnh nhân ổn định sức khỏe, hết các triệu chứng khó thở, ho.
Bác sĩ Tuấn Trọng cho biết hóc dị vật có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Cơ thể phản xạ ho sặc (gọi là hội chứng xâm nhập) khi có vật lạ rơi vào đường khí quản. Dị vật mắc kẹt trong phế quản gây bít tắc phế quản hoặc nhánh phế quản. Triệu chứng thường gồm ho sặc sụa, tím tái, vã mồ hôi, trợn mắt mũi. Trường hợp nặng, không được cấp cứu kịp thời dễ dẫn đến ngừng thở, tử vong.
Trường hợp dị vật không gây bít tắc đường thở nhưng mắc kẹt trong phổi, người bệnh thường bị đau ngực nhẹ, khó thở, ho kèm đờm, mệt, sốt. Dị vật ở trong phổi lâu gây viêm phổi, áp xe, tràn dịch màng phổi, suy hô hấp.
Để phòng ngừa tình trạng này, mọi người nên ăn chậm nhai kỹ, tránh vừa ăn vừa nói, cười, xem phim, không nằm khi ăn... Không để trẻ nhỏ vừa ăn vừa đùa giỡn, hạn chế thức ăn dạng hạt, mảnh nhỏ và tròn. Trẻ em, người từng bị tai biến liệt các dây thần kinh vùng hầu họng nên ăn thức ăn mềm, nghiền nhỏ.
Đinh Tiên
* Tên bệnh nhân đã được thay đổi
Độc giả đặt câu hỏi bệnh hô hấp để bác sĩ giải đáp |