Mua bảo hiểm du lịch là một trong quy tắc đầu tiên mà anh Trần Đặng Đăng Khoa – phượt thủ người Việt Nam đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng xe máy chuẩn bị trước một chuyến đi dài ngày,Đểdulịchkhôngbiếnthànhácmộngđiềucầntuyệtđốituânthủcx8 đặc biệt là đến các nước xa lạ.
Thời gian gần đây, hàng loạt vụ việc du khách nước ngoài tử nạn khi tham gia các tour du lịch mạo hiểm hoặc đến những nơi có địa hình phức tạp như ở Lâm Đồng, Khánh Hòa, Quảng Ninh, Hải Phòng,… khiến dư luận bàng hoàng, đau xót.
Theo anh Khoa, giao thông đường bộ thường là vấn đề rủi ro và dễ ảnh hưởng đến tính mạng của du khách nước ngoài nhất. Đây cũng là điều mà anh lưu tâm nhất trên mỗi hành trình. Ngoài ra khi đến những nơi có địa hình hiểm trở như rừng núi, sông suối,… vấn đề thời tiết cũng vô cùng quan trọng.
Đã đi qua 65 quốc gia và các vùng lãnh thổ với hơn 80.000 km trong 1.111 ngày bằng xe máy, phượt thủ Trần Đặng Đăng Khoa có 5 nguyên tắc tuyệt đối tuân thủ để hoàn thành một chuyến đi an toàn:
1. Về vấn đề an toàn nó là một câu chuyện rất dài. An toàn về điều kiện tự nhiên, về thiên nhiên, về mùa thì mình lưu ý đi mùa nào; vùng đó có chú ý gì đặc biệt để mình có thể chuẩn bị; nếu như đi không có nhiều kinh nghiệm thì nên đi theo nhóm và luôn quan sát có người đi trước có người đi sau; người đi chốt bao giờ thấy người đi cuối cùng thì hãy rẽ để đảm bảo không thất lạc nhau, có gì còn cứu trợ nhau… Một số bạn sức khỏe không được tốt lắm thì chuẩn bị một số thuốc men để có gì trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ phải liên lạc, tới chỗ rẽ điểm đầu điểm cuối phải có người dẫn đoàn hay chốt đoàn.
2. Phải có phương tiện thông tin liên lạc, radio, phải báo cáo bên kiểm lâm hoặc báo cho người nhà mình sẽ đi từ đây đến đây, trong thời gian tầm mấy ngày, nếu không thấy trở ra thì hãy đi tìm trợ giúp.
3. Chuyện đi đường bộ ngay mùa mưa tầm nhìn sẽ hạn chế. Có thể bị đọng sương trên kính, mưa tầm nhìn giảm, đường trơn trượt hết sức lưu ý an toàn giao thông. Phải xem đường đó có sạt lở hay không, có an toàn hay không, kiểm tra vỏ lốp xe, động cơ xe trước khi lên đường vì đi vào mùa mưa càng phải chú ý hơn.
4. Nếu đi nước ngoài, trong nước có đồng bào cùng tiếng nói còn dễ; ra nước ngoài nhiều khi bất đồng ngôn ngữ, không thông thuộc địa hình thì là rủi ro rất lớn, nguy hiểm dẫn đến sự cố.
5. Ngay cả giữa con người với nhau nhiều khi có kẻ gian, có thể có nhóm khác hoặc cướp thì mình không thể nói trước được. Mình phải xem đồ đạc vùng đó có vắng hay không? Vì bạn nữ đi một mình hoặc cả nhóm toàn nữ cũng phải an toàn.
Anh Khoa cũng rất chú trọng đến việc học kỹ năng mềm để nâng cao khả năng sinh tồn, bảo vệ bản thân và những người cần trợ giúp trên đường. Việc cập nhật và ôn lại kỹ năng mềm thường xuyên cũng cần phải làm vì lâu ngày không áp dụng sẽ dễ quên.