Thông tin này được Công ty TNHH Khu du lịch Vịnh Thiên Đường cho biết trong báo cáo gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và nhà đầu tư trái phiếu. Như vậy,ôngtybánmôhìnhsởhữukỳnghỉlỗhơntỷđồcông thức trộn kem body siêu trắng không bết rít bình quân mỗi ngày, công ty này lỗ hơn 2,2 tỷ đồng. Năm 2021, doanh nghiệp cũng báo lỗ hơn 700 tỷ đồng.
Vốn chủ sở hữu của Vịnh Thiên Đường đến cuối năm ngoái âm khoảng 1.575 tỷ đồng, tăng hơn 900 tỷ đồng so với năm 2021. Công ty nợ khoảng 5.780 tỷ đồng, tăng vài chục tỷ so với một năm trước đó. Tuy nhiên, công ty này không còn dư nợ trái phiếu.
Hiện tại, Vịnh Thiên Đường là chủ dự án Alma Resort tại Cam Ranh, Nha Trang. Với khu nghỉ dưỡng gần 600 căn hộ và biệt thự này, Công ty Vịnh Thiên Đường cũng giới thiệu trên website là nhà tiên phong trong lĩnh vực sở hữu kỳ nghỉ tại Việt Nam.
Mô hình sở hữu kỳ nghỉ đã có mặt trên thế giới hàng chục năm trước. Còn tại Việt Nam, mô hình này bắt đầu phát triển từ năm 2019 với các nhà cung cấp như Vịnh Thiên Đường và một số doanh nghiệp khác.
Thông thường, các doanh nghiệp này bán cho khách hàng gói lưu trú, nghỉ dưỡng một tuần hoặc dài hơn tại một khách sạn, khu nghỉ dưỡng hạng sang trong vòng 30-40 năm với giá có thể lên đến hàng trăm triệu đồng, nhưng chi phí vẫn rẻ hơn nhiều so với mua lẻ hàng năm. Đồng thời, các đơn vị cũng quảng cáo khách hàng có thể bán, cho thuê lại với giá cao hơn nếu không có nhu cầu sử dụng kỳ nghỉ trong năm. Đây cũng được giới thiệu như một kênh đầu tư sinh lợi nhuận.
Tuy nhiên, hồi tháng 7, Bộ Công an đã cảnh báo người dân cẩn trọng khi ký kết hợp đồng sở hữu kỳ nghỉ. Cơ quan này cho biết đã nhận được nhiều đơn của người dân khiếu nại, tố giác một số công ty kinh doanh sở hữu kỳ nghỉ du lịch về việc tham gia hợp đồng chia sẻ kỳ nghỉ, nhưng không được hưởng đúng quyền lợi như bên cung cấp đã cam kết hoặc quảng cáo, phát sinh thêm nhiều chi phí. Đồng thời, khách hàng không thể bán lại cho người khác, cũng như không thể đòi lại được tiền.
Anh Tú