Ngày 24.11,âydựngBìnhPhướcthànhđiểmđếnhấpdẫncủavùngĐôngNambộbệt vệ sinh Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký ban hành Quyết định phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Quyết định số 1489/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tỉnh Bình Phước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, phạm vi lập quy hoạch bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên tỉnh Bình Phước rộng 6.873,56 km2.
Mục tiêu, đến năm 2030, Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại, hiệu quả và bền vững, trở thành "điểm đến hấp dẫn" của vùng Đông Nam bộ, có quy mô kinh tế khá dựa trên xây dựng đồng bộ nền tảng hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển các cụm ngành có tiềm năng tạo nhiều việc làm có thu nhập và nguồn thu ngân sách…
Mục tiêu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt 9%, GRDP bình quân/người đạt 180 triệu đồng; thu ngân sách nhà nước đạt 30.000 tỉ đồng; quy mô phát triển khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt 18.105 ha. Tỷ lệ đô thị hóa đạt 50%; tỷ lệ hộ nghèo đạt < 0,5%; xây dựng 1 sân golf 36 lỗ tại TX.Chơn Thành; phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế, nhất là tuyến du lịch kết nối với Campuchia, Lào, Thái Lan.
Tầm nhìn đến năm 2050, phấn đấu xây dựng Bình Phước trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại, trở thành một trong những cực tăng trưởng kinh tế quan trọng của vùng Đông Nam bộ, tương đương các tỉnh có trình độ phát triển khá của cả nước, trở thành"điểm đến hấp dẫn" của vùng Đông Nam bộ.
Một số nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển như về kết cấu hạ tầng, giao thông kết nối liên vùng như cao tốc TP.HCM - Thủ Dầu Một - Chơn Thành, cao tốc Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước), sân bay chuyên dùng Hớn Quản; phát triển hạ tầng số gắn với phát triển thương mại điện tử, đáp ứng yêu cầu, lộ trình chuyển đổi số, trọng tâm là chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Phát triển hệ thống kết nối giao thông giữa 3 trục phát triển và các tuyến đường chính của tỉnh như: trục phát triển dọc theo tuyến QL14 kết nối H.Bù Đăng - TP.Đồng Xoài - TX.Chơn Thành; trục phát triển dọc theo tuyến QL13 gắn kết Cửa khẩu Quốc tế Hoa Lư - H.Lộc Ninh - TX.Bình Long - H.Hớn Quản - TX.Chơn Thành; trục trung tâm phát triển dọc theo tuyến ĐT 741 kết nối H.Đồng Phú, TP.Đồng Xoài, H.Phú Riềng và TX.Phước Long... Đầu tư phát triển TP.Đồng Xoài hướng đến là đô thị loại II; TX.Bình Long, TX.Phước Long và TX.Chơn Thành là đô thị loại III.
Bình Phước sẽ phát triển công nghiệp nhanh và bền vững theo hướng ưu tiên các ngành có giá trị gia tăng cao như: chế biến, chế tạo, công nghiệp hỗ trợ, năng lượng tái tạo, vật liệu xây dựng, công nghệ thông tin… Chú trọng nâng cao trình độ công nghệ; mở rộng và phát triển mới các khu, cụm công nghiệp.
Phát triển ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung với quy mô lớn, hướng vào các sản phẩm có giá trị kinh tế cao, đặc biệt là những sản phẩm có lợi thế cạnh tranh của tỉnh như: cao su, điều, hồ tiêu, cây ăn trái.
Phấn đấu đến năm 2030, quy mô phát triển KCN trên địa bàn tỉnh đạt 18.105 ha; phát triển 32 cụm công nghiệp với tổng diện tích khoảng 1.830 ha, trong đó hình thành ít nhất 3 cụm công nghiệp chuyên ngành chế biến nông sản: hạt điều, tiêu, cà phê, trái cây,...
Tập trung đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư; xây dựng các sản phẩm du lịch, thương hiệu du lịch Bình Phước là điểm đến hấp dẫn, đặc sắc với nhiều địa danh, di tích lịch sử, văn hóa, sinh thái của vùng Đông Nam bộ và Tây nguyên; thu hút các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực du lịch, xây dựng các khách sạn 4 - 5 sao, sân golf; xây dựng và phát triển các tuyến du lịch nội địa và quốc tế, nhất là tuyến du lịch kết nối với Campuchia, Lào, Thái Lan...